02 Loại Thép Sàn Và Bật Mí Kỹ Thuật Thi Công Đúng Tiêu Chuẩn
Đổ sàn bê tông là công việc khá quan trọng trong việc hình thành nên cấu trúc của ngôi nhà. Việc kiểm tra giám sát chặt chẽ ở những giai đoạn này lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Chính vì vậy mà sàn bê tông cốt thép được lựa chọn sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng. Để đảm bảo chất lượng thi công thì phải bố trí thép sàn toàn khối nhận được sự quan tâm nhiều hơn cả. Trong bài viết này, Kiến trúc Nhật Lam xin chia sẻ vài thông tin để hướng dẫn bố trí thép sàn cho hợp lý.
Thép sàn là gì?
Thép sàn là lớp kết cấu có khả năng chịu lực tải trọng trực tiếp kết hợp với dầm và cột làm phần đỡ. Bộ phận dầm sẽ truyền tải trọng đến cột đồng thời cột cũng truyền tải trọng nhận được xuống phần móng của công trình. Do đó thép sàn giữ vai trò vô cùng quan trọng trong các công trình xây dựng. Để đem lại hiệu quả cao trong quá trình thi công, các doanh nghiệp cần phải xác định rõ cách bố trí sao cho phù hợp.
Phân loại thép sàn
Thép sàn 1 lớp
Thép sàn 1 lớp phù hợp với những loại sàn đơn giản kê 2 cạnh, những tấm sàn đơn lẻ đặt trên nền đất. Hoặc sàn có sơ đồ tính theo hệ công xôn (console). Lúc này sàn có đường nội lực theo một hướng nhất định. Vì vậy, chúng ta có thể bố trí thép 1 lớp cho những loại bản sàn sau đây:
- Sàn tấm đan đơn giản cho bể phốt, hố gas, nắp hầm chứa…trong nhà. Cần bố trí thép lớp dưới chịu momen dương.
- Sàn ô văng, mái che trên đầu cửa kê 1 cạnh vào tường hoặc liên kêt ngàm với lanh tô. Lúc này ta nên đặt thép sàn lớp trên cho momen âm.
Thép sàn 2 lớp
Hầu như đa số các ô sàn trong khung kết cấu bê tông cốt thép toàn khối nhà dân dụng và công nghiệp hiện nay đều cần thiết kế thép 2 lớp cho sàn. Vì nội lực trong các ô sàn liên tục và phức tạp hơn, sàn có 2 lớp thép sẽ đảm bảo chịu lực cho cả momen âm và momen dương xuất hiện trong tấm sàn.
Bố trí thép sàn 2 lớp thông thường có hai cách:
- Bố trí 2 lớp thép chạy liên tục.
- Bố trí thép lớp trên bằng thép mũ. Bỏ qua phần chịu nén ở giữa bụng
Hiện nay đa số với nhà dân thì thiết kế thường bố trí 2 lớp thép chạy liên tục vì số lượng tiết kiệm được thép không đáng kể và dễ thi công hơn. Nó chỉ lớn đối với diện tích sàn lớn như chung cư hay trung tâm thương mại.
Những lưu ý quan trọng khi thi công, nghiệm thu thép sàn
Chiều dày của sàn nhà dân dụng thông thường chỉ từ 10cm – 15cm. Chỉ cần cách bố trí thép sàn chênh lệch nhau 1cm cũng làm giảm rất nhiều khả năng chịu lực của sàn. Vì vậy, phương pháp làm việc tốt nhất giữa chủ đầu tư hoặc giám sát xây dựng với đơn vị thi công là cần phải trao đổi trước các cách thực hiện trong quá trình thi công xây dựng. Không riêng gì các nguyên tắc thi công thép sàn mà cần thực hiện thêm các vấn đề sau đây để tầng sàn đạt chất lượng tốt nhất.
Khoảng cách đan thép sàn
Thép sàn cần được đan với khoảng cách đều nhau theo thiết kế. Thanh thép cần được nắn thẳng, không cong vẹo, uốn lượn. Thép sàn có thể buộc với 50% mối nối nhưng cần đảm bảo không bị xô lệch trong quá trình đổ bê tông.
Kê thép sàn
Thép sàn phải được kê cách khỏi mặt sàn bằng với chiều dày lớp bê tông bảo vệ. Thép lớp trên hoặc lớp thép mũ không được đặt ở giữa chiều dày sàn hoặc bị bẹp xuống ván khuôn.
Nếu thép sàn phải nối, phải tuân theo tiêu chuẩn nối thép:
- Không nối tại vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong. Thép lớp dưới không nên nối giữa nhịp ô sàn, thép lớp trên không nên nối tại gối.
- Không nối quá 50% diện tích cốt thép trên một mặt cắt (phải được nối so le)
Trên đây là các hướng dẫn thi công thép sàn cũng như cách bố trí thép sàn để chịu lực tốt nhất. Bạn nên tìm hiểu thêm để có cho mình những kiến thức về xây dựng tốt nhất.
Xây dựng Nhật Lam nơi tin cậy, tư vấn hỗ trợ hết mình để bạn có được một công trình như ý. Nếu quý khách có nhu cầu thiết kế nhà hay xây dựng nhà trọn gói hay liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn nhé.
Bằng mọi tâm huyết làm nghề của mình, Kiến trúc Nhật Lam sẽ đem lại cho bạn dịch vụ xây nhà trọn gói chất lượng nhất, đảm bảo mang lại sự hài lòng cho mọi chủ đầu tư. Liên hệ ngay với Kiến trúc Nhật Lam để được tư vấn chi tiết nhất.
Bài viết liên quan
Khám Phá Điểm Nổi Bật Của Đơn Giá Xây Thô Nhật Lam
Sự khác biệt đáng chú ý về đơn giá xây thô của Xây Dựng Nhật Lam phản ánh ở nhiều khía cạnh khác nhau như...
Xem chi tiết02 Loại Thép Sàn Và Bật Mí Kỹ Thuật Thi Công Đúng Tiêu Chuẩn
Đổ sàn bê tông là công việc khá quan trọng trong việc hình thành nên cấu trúc của ngôi nhà. Việc kiểm tra giám sát...
Xem chi tiết[ CHIA SẺ ] Kỹ Thuật Đúng Để Đổ Sàn Bê Tông Dễ Dàng Nhất
Sàn bê tông chính là nền móng của mọi công trình, đóng vai trò quyết định đến tính bền vững của toàn bộ công trình....
Xem chi tiết[Giải đáp] Độ dày sàn bê tông bao nhiêu thì hợp lý?
Trong xây dựng, độ dày sàn bê tông là một trong những tiêu chí đánh giá độ bền vững của một dự án xây dựng....
Xem chi tiết04 Lý Do Tại sao nên đổ bê tông cốt thép nền trệt?
Chìa khoá để có được một công trình chất lượng và bền vững đó chính là chú trọng trong từng chi tiết nhỏ thi công....
Xem chi tiếtTại sao phải bảo dưỡng bê tông?
Tại sao phải bảo dưỡng bê tông? [caption id="attachment_16121" align="aligncenter" width="800"] Lý do phải bảo dưỡng bê tông[/caption] Bảo dưỡng bê tông luôn là công...
Xem chi tiếtCó nên xây tầng hầm? Chi phí xây tầng hầm?
Có nên xây tầng hầm? Trong quá trình tư vấn, Công ty Nhật Lam đã gặp rất nhiều câu hỏi của Quý khách muốn tư vấn...
Xem chi tiết
BÌNH LUẬN BÀI VIẾT