[Giải đáp] Độ dày sàn bê tông bao nhiêu thì hợp lý?
Trong xây dựng, độ dày sàn bê tông là một trong những tiêu chí đánh giá độ bền vững của một dự án xây dựng. Vậy độ dày sàn bê tông bao nhiêu thì hợp lý? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Kiến Trúc Nhật Lam để có đáp án chính xác nhất!
Tiêu chuẩn chiều dày của sàn bê tông
Trong mọi công trình xây dựng thì sàn bê tông đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chúng chịu trách nhiệm nâng đỡ và chịu toàn bộ trọng lực từ trên xuống. Chính vì thế cần phải chú trọng đến tiêu chuẩn về độ dày của sàn bê tông. Nhằm đảm bảo được độ an toàn của công trình, hạn chế bị nứt vỡ hoặc sụt lún nền móng.
Vì vậy, khi xây dựng nếu không chú trọng đến độ dày sàn bê tông có thể gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Ví dụ: mất an toàn khi sinh hoạt, công trình nhanh bị hư hại, xuống cấp,…
Một số tiêu chuẩn về chiều dày sàn bê tông như sau:
– Chiều dày sàn bê tông phải đảm bảo chịu tải được các chi tiết trên mặt sàn, ví dụ: cột, mái, tường nhà… và đảm bảo nền móng của nhà không bị nứt, gãy.
– Sàn có độ dày đảm bảo đủ tiêu chuẩn cách âm và cách nhiệt. Sàn quá mỏng sẽ tạo tiếng ồn khi đi lại, ảnh hưởng đến không gian bên dưới sàn.
– Sàn bê tông phải có độ dày đảm bảo được tính chống thấm, chống cháy để tăng tính an toàn và bền vững cho ngôi nhà.
Tham khảo thêm: [Giải đáp] Tại sao nên đổ bê tông cốt thép nền trệt?
Độ dày sàn bê tông bao nhiêu là hợp lý nhất?
Có cấu tạo như dầm, tuy nhiên sàn có mặt cắt ngang rộng hơn & chiều dày nhỏ hơn nên không cần dùng đến cốt thép khung và đai.sàn bê tông thường có chiều dày từ 8cm – 10cm, đây là thông số thường gặp nhất đảm bảo được các tiêu chuẩn kể trên khi xây dựng nhà ở. Bên cạnh đó, mặt sàn khi đổ bê tông sẽ được chia thành từng dải với chiều rộng mỗi dải từ 1m – 2m.
Hướng dẫn cách đổ sàn bê tông
Dù không yêu cầu cao về khả năng chống thấm, chống nóng như mái nhà, việc đổ bê tông vẫn phải tuân thủ việc bảo dưỡng để tránh không bị nứt, ảnh hưởng đến chất lượng công trình về sau. Một lưu ý là nên đổ bê tông sàn theo hướng giật lùi, xong một dải mới đổ thêm dải kế tiếp và thành 1 lớp là tốt nhất.
Thêm vào đó để đảm bảo độ chắc chắn cho công trình, khi tính toán độ dày sàn bê tông bắt buộc phải đổ bê tông vào dầm đến khi cách mặt trên coffa sàn khoảng từ 5 – 10cm thì ta lại tiếp tục đổ bê tông sàn & đổ đến cách dầm chính khoảng 1m thì bắt đầu đổ dầm chính. Ngoài ra, khi đổ bê tông sàn cần khống chế độ cao bằng các cữ, rồi dùng bàn xoa gỗ đập & xoa cho phẳng mặt, nhằm tránh lãng phí.
Một lưu ý nhỏ cần chú ý khi đổ sàn bê tông đó là vị trí của khối bê tông cần phải đặt tại vị trí thấp hơn vị trí của các phương tiện vận chuyển bê tông và nên bắt đầu từ vị trí xa nhất so với vị trí tiếp nhận và lùi dần về vị trí gần nhất để đảm bảo hiệu quả thi công tốt nhất.
Bạn cũng đừng quên khi thi công đổ sàn bê tông cần tránh để nước đọng ở 2 đầu và các góc coffa, dọc theo mặt vách hộc coffa. Đồng thời các thao tác như đầm, gạt mặt và xoa phải tiến hành theo hình thức nhanh và liên tục, tránh làm chiều dày của sàn bê tông quá nhỏ hoặc quá lớn sẽ ảnh hưởng tới độ chắc chắn của công trình cũng như dẫn đến trọng lượng quá nặng, làm gia tăng khối lượng bê tông & thép, gây lãng phí nguyên vật liệu.
Công thức tính độ dày sàn bê tông chi tiết nhất
Công thức tính độ dày sàn toàn khối
Công thức tính độ dày sàn bê tông toàn khối như sau: H = (D/m) x Lng
Trong đó:
– H: độ dày sàn bê tông, áp dụng với sàn mái 5cm và sàn dân dụng 6cm
– D: trị số phụ thuộc tải trọng, dao động 0,8 – 1,4
– m: hệ số của các loại dầm tương ứng, dao động khoảng 30 – 35. Chọn m trong khoảng 40 – 45 nếu như là bản kê 4 cạnh.
– Lng: chiều dài của cạnh ngắn
Công thức tính độ dày sàn theo AIC
Ngoài ra có thể tính độ dày sàn bê tông theo AIC. Đây là tiêu chuẩn sàn bê tông dân dụng. Trị số H sẽ phụ thuộc vào độ cứng của loại dầm sử dụng & chất liệu của thép. Cụ thể như sau:
– Khi 0,2 < α < 2,0, thì h = Ld [0,8 + (fy/200.000)]/ [36 + 5ß (anpha -0,2)] & 5 in.
– Khi α > 2, thì h = Ld [0,8 + (fy/200.000)]/ [36 + 9ß)] & 3.5 in.
Trong đó, α (=EdJd/EsJ) là tỉ số độ cứng của dầm và độ cứng của sàn.
Các lưu ý khi thi công sàn bê tông
Để đảm bảo chất lượng trong quá trình thi công sàn bê tông, các KTS cần phải lưu ý một vài vấn đề cơ bản về độ dày sàn bê tông sau đây:
– Đủ mác: là đảm bảo mặt sàn có sức chịu lực tốt
– Đủ khô: tức là khi sờ tay vào sẽ không thấy ẩm hoặc lạnh, có thể thấm hút nước
– Đủ độ phẳng: tổng thể khối sàn phải bằng phẳng, không được bị lệch gây mất thẩm mỹ
– Đủ độ mịn – độ xốp: tiêu chuẩn này giúp tạo được mặt sàn đủ ma sát, bám dính tốt với nền.
– Đảm bảo sạch: không lẫn các tạp chất hay dầu mỡ dính vào bề mặt sàn.
- Tham khảo thêm: [Giải đáp] Đổ sàn bê tông bao lâu thì dỡ cốp pha?
Cần chú ý xem khi nào cần trộn lại bê tông: Vữa bê tông đã trộn khoảng 1h30’ mà chưa đổ vào khuôn thì phải trộn lại. Lưu ý không nên thêm nước vào vì vữa bê tông ngót nước thao tác sẽ kém linh hoạt hơn (tuy nhiên chất lượng lại không bị giảm).
Kiến Trúc Nhật Lam hy vọng với những chia sẻ ở trên, có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất về sàn bê tông dày bao nhiêu? Cách tính độ dày sàn bê tông và quy trình thi công đổ sàn bê tông đảm bảo kỹ thuật để mang lại hiệu quả tốt nhất. Với hơn 14 năm trong lĩnh vực xây dựng nhà trọn gói nếu quý khách cần tư vấn hay báo giá xây nhà hãy liên hệ ngay chúng tôi.
Nguồn: kientrucnhatlam
Bài viết liên quan
Khám Phá Điểm Nổi Bật Của Đơn Giá Xây Thô Nhật Lam
Sự khác biệt đáng chú ý về đơn giá xây thô của Xây Dựng Nhật Lam phản ánh ở nhiều khía cạnh khác nhau như...
Xem chi tiết02 Loại Thép Sàn Và Bật Mí Kỹ Thuật Thi Công Đúng Tiêu Chuẩn
Đổ sàn bê tông là công việc khá quan trọng trong việc hình thành nên cấu trúc của ngôi nhà. Việc kiểm tra giám sát...
Xem chi tiết[ CHIA SẺ ] Kỹ Thuật Đúng Để Đổ Sàn Bê Tông Dễ Dàng Nhất
Sàn bê tông chính là nền móng của mọi công trình, đóng vai trò quyết định đến tính bền vững của toàn bộ công trình....
Xem chi tiết[Giải đáp] Độ dày sàn bê tông bao nhiêu thì hợp lý?
Trong xây dựng, độ dày sàn bê tông là một trong những tiêu chí đánh giá độ bền vững của một dự án xây dựng....
Xem chi tiết04 Lý Do Tại sao nên đổ bê tông cốt thép nền trệt?
Chìa khoá để có được một công trình chất lượng và bền vững đó chính là chú trọng trong từng chi tiết nhỏ thi công....
Xem chi tiếtTại sao phải bảo dưỡng bê tông?
Tại sao phải bảo dưỡng bê tông? [caption id="attachment_16121" align="aligncenter" width="800"] Lý do phải bảo dưỡng bê tông[/caption] Bảo dưỡng bê tông luôn là công...
Xem chi tiếtCó nên xây tầng hầm? Chi phí xây tầng hầm?
Có nên xây tầng hầm? Trong quá trình tư vấn, Công ty Nhật Lam đã gặp rất nhiều câu hỏi của Quý khách muốn tư vấn...
Xem chi tiết
BÌNH LUẬN BÀI VIẾT