Sàn bê tông bị thấm nước: Nguyên nhân và cách xử lý triệt để
Sàn bê tông bị thấm nước là hiện tượng xảy ra khá phổ biến và nó có thể gây ra nhiều tác hại đáng kể. Nếu như sàn nhà của bạn đang gặp phải tình trạng này thì phải xác định nguyên nhân để có cách xử lý nhanh chóng và phù hợp nhất. Hãy cùng Kiến Trúc Nhật Lam tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách xử lý sàn bê tông thấm nước qua những chia sẻ sau đây.
Nguyên nhân làm sàn bê tông bị thấm nước
Sàn bê tông bị thấm nước có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Tính toán sai sức chịu lực của sàn
Trong quá trình thiết kế đã tính toán sai sức chịu tải của sàn bê tông. Điều này dẫn đến hiện tượng sàn bê tông bị nứt. Từ đó, nước sẽ dễ dàng thẩm thấu qua những vết nứt này khiến sàn bị thấm nước.
Quá trình đổ bê tông không đúng kỹ thuật
Chất lượng bê tông không đảm bảo sẽ làm xuất hiện các lỗ hổng, lỗ rỗng bên trong. Chính vì vậy khi nước tiếp xúc với sàn bê tông thì sẽ bị thấm nước qua các lỗ rỗng này.
Không chống thấm hoặc chống thấm sai quy trình
Chống thấm sàn bê tông tại những khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước và độ ẩm là giai đoạn rất quan trọng. Ví dụ ở các hạng mục như: nhà tắm, nhà vệ sinh, ban công, bể bơi ngoài trời v.v… Các hạng mục này bắt buộc phải tiến hành chống thấm đúng quy trình và có lớp bảo vệ tốt. Trong trường hợp chất lượng chống thấm không đảm bảo thì hiện tượng sàn bê tông bị thấm nước là điều khó tránh khỏi.
Thi công sai cao độ thiết kế
Việc kiểm tra, giám sát cao độ hoàn thiện của bề mặt sàn bê tông không chuẩn dẫn đến độ dốc trên bề mặt sàn không đảm bảo theo đúng thiết kế. Vì vậy, khi nước đọng lại trên bề mặt sàn sẽ không chảy về theo đúng vị trí được quy định.
Ngoài ra, sai cao độ sàn bê tông còn gây ra tình trạng nước đọng lại không thoát đi được. Trong thời gian lâu, nước sẽ đọng trên mặt sàn sẽ gây ra hiện tượng sàn nhà bê tông bị thấm nước.
Sự cố từ đường ống PCCC
Đường ống PCCC của các công trình luôn đảm bảo áp lực và có sẵn nước. Trong rất nhiều trường hợp nếu đường ống PCCC bị sự cố dẫn đến nước phun ra ngoài. Sự cố này sẽ làm tràn nước ra sàn nhà, thấm xuống bên dưới. Cần yêu cầu kỹ thuật chuyên môn xử lý ngay lập tức.
Sự cố từ hệ thống MEP
MEP là hệ thống thông gió và điều hòa không khí. Có khá nhiều công trình lớn đang ở giai đoạn hoàn thiện thì gặp vấn đề này. Chẳng hạn đường ống cấp thoát nước ban công bị tắc do xà bần, rác thải. Nước đọng ngập úng tại ban công không thoát được tràn vào trong nhà. Khi nước tràn vào nhiều sẽ gây sự cố sàn bê tông bị thấm nước nghiêm trọng và ảnh hưởng tới đồ đạc bên trong.
Đối với các công trình cao tầng khi sàn bê tông bị thấm hoặc trần nhà bị thấm cần chú ý ngay hệ thống MEP. Rất có khả năng hệ thống cấp nước đang gặp sự cố, nước tràn ra sàn nhà bên trên & thấm xuống bên dưới.
Sàn bê tông bị thấm nước gây ra các tác hại
Sàn nhà bị thấm nước có những bất lợi sau đây:
– Nước thấm vào bên trong nhà làm mất thẩm mỹ ngôi nhà.
– Nước thấm dột lâu ngày làm kết cấu vôi vữa giảm đi, khiến công trình mau xuống cấp.
– Tại các vị trí bị thấm nước dễ gây nên hiện tượng mốc meo làm ảnh hưởng đến sức khỏe người sống trong nhà.
– Chi phí cho việc xử lý chống thấm đắt hơn rất nhiều so với chi phí chống thấm sàn bê tông ngay từ ban đầu.
Từ đó có thể thấy, chống thấm sàn bê tông là công việc rất quan trọng không nên làm qua loa. Để chống thấm cho sàn bê tông đúng kỹ thuật cũng như áp dụng phương pháp phù hợp. Ta có thể chia sàn bê tông ra làm 02 loại: sàn bê tông mới thi công và sàn bê tông đã đưa vào sử dụng.
- Tham khảo thêm: Nhà bị nghiêng là do đâu? Cách xử lý nhà nghiêng lún hiệu quả?
Hướng dẫn chống thấm với sàn bê tông mới thi công
Đối với việc chống thấm sàn bê tông diễn ra song song với quá trình thi công công trình thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Bởi hiện trạng sàn bê tông chưa thấm cũng chưa trát vữa ta có thể trực tiếp quét những dung dịch chống thấm hay các phụ gia chống thấm. Sau đó, mới tiến hành trét vữa rồi tiếp tục các công đoạn khác của công trình.
Hướng dẫn cách xử lý sàn bê tông đã bị thấm nước
Còn nếu công trình đã hoàn thiện và đã được sử dụng mới xảy ra tình trạng sàn bê tông thấm nước thì bạn có thể tham khảo các cách xử lý sau đây:
Dùng keo chống thấm khắc phục sàn bê tông bị thấm
Keo chống thấm là sản phẩm có tính đàn hồi và độ kết dính cao. Chính vì thế có thể sử dụng chúng để chống thấm toàn bộ bề mặt sàn, gia cố, hàn gắn các vết nứt… ổn định trong một thời gian dài mà không phát sinh thêm tình huống thấm dột nào khác.
Có rất nhiều dòng keo chuyên chống thấm cho sàn bê tông, chẳng hạn như keo TX911 với thành phần từ Polyurethane (một hợp chất trương nở ), bitum ( màng chống thấm đa năng) hoặc Hawa CT02 (gốc Polymer).
Cách sử dụng keo chuyên dụng chống thấm cho sàn bê tông:
– Đầu tiên, đục rộng vị trí các vết nứt, vị trí thấm dột, ẩm.
– Sử dụng máy hơi làm sạch bụi bẩn bám xung quanh vị trí đó.
– Bắn keo chống thấm vào vị trí vừa đục. Keo chống thấm chuyên dụng có tính đàn hồi cao. Nhờ vậy mà các vết nứt gãy có thể được trám kín trong thời gian khá dài. Dưới tác động thời tiết dù nóng, lạnh thì chúng sẽ giãn nở thay đổi cho thích hợp.
– Sau khi bắn keo hết các vị trí được đánh dấu, tiến hành quét các dung dịch chống thấm hoặc chất phụ gia chống thấm nhằm bảo vệ tối đa cho keo chống thấm.
– Cuối cùng, trát vữa và trả nguyên trạng thái ban đầu cho sàn bê tông.
Ưu điểm
– Khả năng chống thấm của keo chuyên dụng rất tốt, ngăn chặn được quá trình ẩm mốc, thấm dột trong thời gian dài.
– Đơn giản, tiết kiệm, thi công nhanh chóng.
Nhược điểm
– Chống thấm tốt tại các vị trí được bơm keo, nhưng dễ xảy ra tình trạng ẩm mốc, thấm dột tại những vị trí không được bơm keo.
Dùng nhựa đường khắc phục sàn bê tông bị thấm
Nhựa đường cũng là vật liệu được sử dụng phổ biến trong thi công chống thấm. Nhựa đường có độ dẻo, độ đàn hồi cao và quan trọng là khả năng không thấm hút nước của nó.
Cách sử dụng nhựa đường chống thấm cho sàn bê tông:
– Là sạch bề mặt sàn cần chống thấm.
– Nóng chảy nhựa đường ở nhiệt độ cao.
– Sử dụng cọ quét đều nhựa đường lên bề mặt sàn , quét khoảng 03 lớp và mỗi lớp cách nhau khoảng 02 giờ để mặt nhựa khô.
– Sau khi quét nhựa xong thì cũng nên quét thêm 1 lớp phụ gia chống thấm ở bên trên.
– Đợi lớp chống thấm bảo vệ khô đi thì tiến hành thử nước xem có còn thấm hay không. Nếu không vấn đề gì thì có thể tiến hành trát vữa.
Ưu điểm
– Khả năng chống thấm cho sàn bê tông tốt, vì nhựa chống nước tuyệt đối.
– Độ bền sản phẩm kéo dài từ 10 năm – 20 năm
– Giá thành rẻ.
Nhược điểm
– Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là sự an toàn đối với người thi công. Bởi nhựa đường khi nung chảy tạo hỗn hợp có nhiệt độ rất cao, nếu không cẩn thận có thể gây bỏng nghiêm trọng.
- Tham khảo thêm: [Giải đáp] Đổ bê tông móng bao lâu thì xây được?
Dùng sika khắc phục sàn bê tông bị thấm
Đây là vật liệu chống thấm đã quá quen thuộc đối với những người trong ngành chống thấm. Có thể xem đây là vật liệu chống thấm đa năng bởi nó có thể thi công ở mọi địa hình như: trần, sàn, tường… hoặc bất cứ vị trí: sân thượng, tầng hầm…
Sika là loại hóa chất dạng lỏng, thẩm thấu tốt. Xử lý sàn bê tông đang bị thấm nước bằng Sika tương đối dễ dàng. Bên cạnh đó, hiệu quả cao có thể kéo dài lên đến hàng chục năm. Công trình của bạn hoàn toàn không còn phải lo về vấn đề thấm dột.
Cách sử dụng Sika để chống thấm cho sàn bê tông:
– Đầu tiên, vẫn là làm sạch bề mặt cần chống thấm. Vệ sinh bụi bẩn và dọn dẹp các vật dụng không cần thiết.
– Tiếp theo, đục các vết nứt nơi sàn.
– Đổ Sika Latex và vữa vào các rãnh, khe nứt, lỗ hổng đã được đục ra trên sàn nhà.
– Phủ thêm 01 lớp phụ gia chống thấm trên sàn.
– Quét thêm tối thiểu 02 lớp hóa chất chống thấm. Thời gian cách nhau từ 3 – 5 tiếng tùy điều kiện thời tiết khô chậm hay nhanh.
– Thử nước sàn bê tông sau khi xử lý xong và kiểm tra chắc chắn trước khi lát gạch hoàn thiện.
Dùng Bitum khắc phục sàn bê tông bị thấm
Bitum chống thấm sàn bê tông được chia làm 2 loại gồm: Màng Bitum tự dính & sơn chống thấm gốc Bitum. Việc sử dụng Bitum chống thấm sàn bê tông mang lại hiệu quả cao và rất ổn định.
Cách sử dụng Bitum để chống thấm cho sàn bê tông:
– Xử lý các khuyết tật nếu có trên bề mặt sàn và vệ sinh sạch sẽ
– Phủ lên mặt sàn bê tông một lớp sơn lót gốc Bitum để tăng khả năng bám dính
– Trải các tấm màng Bitum chống thấm lên khu vực cần chống thấm.
– Tiến hành khò nóng bằng máy khò lên trên bề mặt sàn và phía dưới tấm Bitum. Khò đều để lớp màng Bitum chảy ra, đồng thời dán tấm Bitum lên bề mặt sàn.
– Xử các lỗ bóng nổi lên. Sử dụng con lăn để làm bề mặt Bitum bám chắc và đồng đều hơn.
Lưu ý: Các vị trí tấm màng bị rách thì phải dán đè tấm Bitum khác lên. Biên độ chồng mép của các tấm Bitum yêu cầu là 5cm.
Ngoài ra, còn có những phương pháp khác chống thấm sàn bê tông khác như sử dụng sơn chống thấm hay rất nhiều loại vật liệu chống thấm khác.
Sàn nhà bị thấm nước và một số lưu ý khi xử lý
Sau đây sẽ là một số lưu ý trong quá trình xử lý sàn nhà bê tông bị thấm nước bạn cần chú ý:
– Tại các vị trí yếu phải gia cố thật kỹ để kéo dài chất lượng bám dính, gia tăng tuổi thọ của lớp màng chống thấm. Các vị trí cần gia cố kỹ như góc tường, khe co giãn, cổ ống.
– Chú ý sử dụng các biện pháp đảm bảo an toàn vì phải leo cao và sử dụng hóa chất.
– Nếu như cảm thấy khá khó khăn và không thể tự mình xử lý sàn bê tông bị thấm dột, hãy liên hệ với đội thợ có kinh nghiệm để hỗ trợ, đảm bảo công trình được chất lượng nhất nhé!
Trên đây là tổng hợp những cách xử lý sàn bê tông bị thấm nước. Tình trạng này nếu để lâu sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Do đó, chúng ta nên chống thấm ngay từ khâu thi công xây dựng và tiến hành xử lý ngay lập tức khi phát hiện sàn bị thấm. Kiến Trúc Nhật Lam là đơn vị chuyên thiết kế thi công nhà uy tín tại TPHCM nếu quý khách có nhu cầu tư vấn giá xây nhà trọn gói hay giá xây nhà thô hãy liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn và báo giá nhanh nhất nhé.
Nguồn: kientrucnhatlam
Bài viết liên quan
Xây Nhà Trọn Gói Quận 1
Bạn đang tìm kiếm dịch vụ xây nhà trọn gói uy tín tại Quận 1? Quận 1 là trung tâm kinh tế và văn hóa...
Xem chi tiếtXÂY NHÀ 2 TẦNG 80M2 HẾT BAO NHIÊU TIỀN?
Xây nhà 2 tầng 80m2 hết bao nhiêu tiền? Tính giá xây nhà nhanh, chuẩn xác với tiện ích tính giá online của Nhật Lam...
Xem chi tiếtXÂY NHÀ 3 TẦNG 100M2 HẾT BAO NHIÊU TIỀN
Xây nhà 3 tầng 100m2 hết bao nhiêu tiền? Tính giá xây nhà 100m2 nhanh chóng với công cụ tính giá online của Xây Dựng...
Xem chi tiếtCHI PHÍ XÂY NHÀ 3 TẦNG (NHÀ 2 LẦU ) 55M2
Xây nhà 55m2 hết bao nhiêu tiền? Tính nhanh chi phí xây nhà 55m2 chính xác sau 5 phút với công cụ tính giá online...
Xem chi tiết04 Ưu Điểm Khi Lựa Chọn Sử Dụng Dịch Vụ Xây Nhà Trọn Gói
Có nên xây nhà trọn gói không? Là một trong những câu hỏi được rất nhiều chủ đầu tư quan tâm. Liệu việc thuê xây...
Xem chi tiếtNội dung xây dựng văn phòng
[the_modaubang] Diện tích lô đất (m2) <50 100 200 300 500 Mật độ xây dựng tối đa (%) 100 90 70 60 50 [the_ketthucbang]
Xem chi tiếtĐơn giá thiết kế xây dựng nhà trọn gói Quận 2
Dịch vụ xây nhà trọn gói Quận 2 đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều khách hàng. Dưới đây là thông tin chi...
Xem chi tiếtĐơn giá thiết kế xây dựng nhà trọn gói Quận 1
Dịch vụ xây nhà trọn gói Quận 1 đang ngày càng phát triển bởi nhu cầu về xây dựng nhà ở, địa điểm kinh doanh,......
Xem chi tiếtGóc giải đáp: Trong lĩnh vực xây nhà ở dân dụng thì nhà thầu là gì?
Bạn cần tìm nhà thầu xây dựng nhà phố, biệt thự ở thành phố Hồ Chí Minh. Kiến Trúc Nhật Lam xin mời các Bạn...
Xem chi tiếtĐổ sàn bê tông bao lâu thì dỡ cốp pha?
Tháo cốp pha là công đoạn vô cùng quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng của công trình xây dựng. Để đảm bảo độ...
Xem chi tiếtSàn bê tông bị thấm nước: Nguyên nhân và cách xử lý triệt để
Sàn bê tông bị thấm nước là hiện tượng xảy ra khá phổ biến và nó có thể gây ra nhiều tác hại đáng kể....
Xem chi tiếtNhà bị nghiêng là do đâu? Cách xử lý nhà nghiêng lún hiệu quả?
Cách nhận biết nhà bị nghiêng và hướng xử lý tốt nhất khi ngôi nhà của bạn xuất hiện những hiện tượng bất thường là...
Xem chi tiếtThủ tục hồ sơ pháp lý xây dựng gồm những gì?
Với sự phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ của các mặt kinh tế, xã hội và đô thị, Việt Nam đang ngày càng có...
Xem chi tiết
BÌNH LUẬN BÀI VIẾT