Các loại móng nhà cơ bản
Với bài viết “Các loại móng nhà cơ bản và chi phí từng loại móng “ được Kiến Trúc Nhật Lam tổng hợp dưới đây, chúng tôi tin rằng sẽ góp phần mang đến cho bạn nền tảng cơ bản về kiến thức thiết kế và xây dựng móng nhà cho công trình nhà ở, biệt thự. Để từ đó bạn có thể dễ dàng kết hợp làm việc với các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng trong quá trình thiết kế, xây dựng ngôi nhà tương lai của gia đình bạn.
Móng nhà là gì ?
Móng nhà hay còn được gọi là móng nền, là hạng mục có kết cấu kỹ thuật được thiết kế và thi công bằng chất liệu bê tông, cốt thép. Móng nhà được thi công nằm ở vị trí dưới cùng của 1 công trình như: nhà cấp 4, nhà phố, biệt thự, nhà vườn, nhà cao tầng, tòa chung cư…
Thiết kế móng nhà được xem là hạng mục quan trọng nhất của một ngôi nhà với nhiệm vụ chống đỡ trực tiếp tải trọng và là lực đỡ toàn bộ công trình nhà. Chính vì vậy, móng nhà khi xây dựng phải đảm bảo được sự chắc chắn, bền vững, an toàn tuyệt đối cho công trình và người sử dụng. Cũng vì vậy mà trong hạng mục xây dựng dân dụng, phần móng nhà chiếm một tỷ lệ phần trăm chi phí khá lớn.
Vai trò quan trọng của móng nhà
Chịu tải trọng cho công trình
Theo nguyên tắc truyền lực, tải trọng từ sàn sẽ truyền xuống dầm, từ dầm sẽ truyền xuống cột, từ cột sẽ truyền xuống móng và từ móng sẽ truyền xuống đất nền.
Vì vậy, thiết kế móng nhà được xem là hạng mục quan trọng nhất của một ngôi nhà với nhiệm vụ chống đỡ trực tiếp tải trọng và là lực đỡ toàn bộ công trình nhà.
Đảm bảo sự chắc chắn và ổn định
Móng phải chắc thì công trình mới ổn định được. Nếu việc thiết kế và thi công móng nhà có sơ suất, có thể gây ra sụt lún, nứt nẻ, nghiêng và thậm chí có nguy cơ sập nhà. Thế nên, móng nhà khi xây dựng phải đảm bảo được sự chắc chắn, bền vững, an toàn tuyệt đối cho công trình và người sử dụng
Không tác động đến công trình xung quanh
Nếu công trình bị nghiêng và sập thì các công trình xung quanh cũng bị ảnh hưởng và có khả năng sập theo. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng của ngôi nhà mà còn đe dọa sự an toàn của người sống bên trong và xung quanh ngôi nhà.
Tiết kiệm chi phí tu sửa, bảo dưỡng và cải tạo
Một khi ngôi nhà phát sinh vấn đề, chi phí sửa chữa để khắc phục hậu quả không hề rẻ. Ngược lại, nếu móng nhà chịu tải tốt, sau này bạn có thể dễ dàng cải tạo hoặc xây thêm nhiều tầng.
Đó cũng là lý do vì sao trong hạng mục xây dựng dân dụng, phần móng nhà chiếm một tỷ lệ phần trăm chi phí khá lớn. Việc lựa chọn phương án móng tốt sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho chủ nhà.
Phân chia các loại móng nhà
Móng trong công trình xây dựng có nhiều loại, nhưng xét theo chiều sâu có thể quy về hai nhóm: Móng nông và móng sâu.
Móng nông
Móng nông gồm ba loại:
- Móng đơn: Sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu…
- Móng băng: Sử dụng dưới các tường chịu lực, tường phụ hoặc các hàng cột, móng các công trình tường chắn
- Móng bè: Sử dụng với nền đất yếu, tải trọng lớn, hoặc công trình có tầng hầm
Mỗi loại móng sẽ phù hợp với phương án đào khác nhau. Móng nông là nhóm móng xây trên các hố đào hoặc rãnh. Độ sâu của móng nông dao động từ 1.2m – 3.5m, chịu được tải trọng nhỏ và trung bình với chiều cao tương đối thấp.
Khi xây móng nông, bạn nên sử dụng các loại đất tốt như đất đỏ bazan, cát pha sét, sét pha sỏi. Những loại đất này có thể tìm được ở các vùng miền núi, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
Đối với nền móng yếu, nếu muốn xây móng nông, ta phải xử lý bằng cách gia cố cừ tràm ở các nền đất yếu để tăng hệ số nén chặt của đất. Dù vậy, phương pháp này chỉ áp dụng với các công trình có tải trọng nhỏ và trung bình.
Móng sâu
Móng sâu là móng được đặt tới những nền đất tốt có khả năng chịu lực, nằm ở sâu trong lòng đất, bên dưới các lớp đất yếu. Những nền đất này có mực nước ngầm cao, lực đẩy ngang lớn, lực đứng lớn, đặc biệt khi chịu kéo.
Trong quá trình thi công, ta không cần đào hố móng mà chỉ đào một phần và sử dụng thiết bị để đưa móng xuống độ sâu quy định. Phương pháp móng sâu thường được áp dụng cho các công trình hoặc dự án có tải trọng lớn.
Các loại móng sâu bao gồm:
- Móng cọc: cọc ép, cọc đóng, cọc khoan nhồi
- Tường trong đất (tường Barrette)
- Móng giếng chìm, giếng chìm hơi ép
04 loại móng nhà cơ bản trong xây dựng
Các loại móng nhà được sử dụng phổ biến là móng đơn, móng băng, móng bè và móng cọc. Tùy theo tính chất công trình với nền đất xây dựng mà tính toán quyết định sử dụng loại móng phù hợp nhất. Dưới đây là khái niệm và hình ảnh giúp bạn phân biệt 04 loại móng cơ bản này.
Móng đơn
Móng đơn là loại móng dùng để đỡ 1 cột hoặc 1 cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực. Móng đơn có kết cấu đơn giản, kích thước không quá lớn, đáy móng có hình vuông, chữ nhật hoặc hình tròn. Đây cũng là loại móng có chi phí rẻ nhất hiện nay, tác dụng chịu lực phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và mác bê tông (nếu dùng móng bê tông cốt thép).
Móng đơn được sử dụng ở nền đất có khả năng chịu tải tốt, tải trọng không quá lớn như nhà cấp 4, nhà 2 tầng, 3 tầng… Trường hợp móng đơn phải chịu tải lớn thì bắt buộc phải tăng chiều dài của móng cũng như chiều sâu chôn móng.
Nếu nền đất yếu mà sử dụng móng đơn, chúng ta sẽ cải tạo đất bằng phương pháp cừ tràm hoặc cọc tre, đồng thời loại bỏ lớp đất yếu và bằng lớp đất tốt. Với cọc cừ tràm, ta đóng khoảng 4m xuống nền đất yếu để tăng hệ số nén chặt của đất.
Các loại móng đơn được sử dụng phổ biến hiện nay gồm có: móng đơn đúng tâm, móng đơn lệch tâm nhỏ, móng đơn lệch tâm lớn (móng chân vịt) và móng lắp ghép.
Hình ảnh thi công móng đơn
Móng băng
Nếu móng đơn không đủ khả năng chịu lực thì ta thay thế bằng phương án móng băng. Móng băng là 1 dải dài độc lập chạy dọc theo chân tường song song hoặc cắt nhau để đỡ tường hoặc cột, chiều dài móng băng lớn so với chiều rộng.
Móng băng được sử dụng phổ biến ở các công trình dân dụng có quy mô nhỏ và thấp tầng (từ 4 tầng trở xuống) trên nền đất tốt, vì nó dễ thi công hơn móng đơn, giá thành vừa phải và có khả năng chịu lực, chịu lún đồng đều. Tuy nhiên, lưu ý rằng chỉ nên sử dụng móng băng khi chiều rộng của cánh móng tối đa khoảng 1.5m. Nếu công trình cần chịu tải trọng lớn hơn thì nên dùng loại giải pháp móng khác như móng bè hoặc móng cọc
Về tiêu chí phương vị, móng băng có 2 loại:
– Móng băng 1 phương: đây là loại móng được thiết kế theo phương ngang HOẶC phương dọc. Do cả một phương phải chịu tải cho toàn bộ công trình nên phải có kích thước lớn hơn so với móng băng 2 phương.
– Móng băng 2 phương: đây là loại móng được thiết kế theo phương dọc VÀ ngang để chịu tải cho công trình.
Móng bè
Móng bè (móng bản) là loại móng nông được trải rộng trên toàn bộ diện tích xây dựng của công trình để giảm áp lực đè lên nền đất. Điều này sẽ giúp giải tỏa sức nặng, tránh hiện tượng lún không đồng đều. Các cột móng có thể theo dạng dải, dạng ca rô hay đơn lẻ.
Loại móng bè này được sử dụng chủ yếu ở những nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không có nước; hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình đó.
Móng bè chịu tải tốt hơn móng đơn và móng băng và là giải pháp lý tưởng khi sử dụng kết hợp móng bè làm lớp sàn, nền hầm. Tuy nhiên, với kích thước trải rộng, móng bè đòi hỏi lượng bê tông và sắt rất nhiều, dẫn đến tiêu tốn khá nhiều chi phí. Thế nên, móng bè thường ít sử dụng hơn so với các loại móng khác.
Móng cọc
Móng cọc là loại móng có hình trụ dài, làm bằng bê tông hoặc cừ tràm, được cắm sâu vào đất để truyền tải trọng lượng của công trình xuống lớp sỏi đá nằm sâu trong lòng đất. Nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải cho tầng móng ở phía trên.
Móng cọc được sử dụng để thi công cho công trình có tải trọng lớn hoặc những nơi bề mặt đất nền yếu, trên sông hoặc nơi có địa hình phức tạp.
Phân loại móng cọc gồm 2 loại sau:
– Móng cọc đài thấp: đài móng nằm ở dưới mặt đất, được đặt sao cho lực ngang của móng phải cân bằng với áp lực của đất theo độ sâu đặt móng tối thiểu nhất & có khả năng chịu được hoàn toàn lực nén. Móng cọc đài thấp thường được sử dụng cho công trình nhà ở.
– Móng đài cao: đài cọc nằm cao hơn mặt đất, chiều sâu móng phải nhỏ hơn chiều sâu của cọc & có khả năng chịu được tải trọng uốn nén. Móng cọc đài cao sử dụng trong các công trình cầu, cảng chịu tải trọng ngang.
Cách chọn loại móng xây nhà phù hợp
Để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn loại móng xây nhà phù hợp, các chủ đầu tư cần quan tâm đến các yêu cầu sau đây:
Tải trọng của công trình lên móng nhà
Đầu tiên cần phải xem xét tải trọng của công trình truyền xuống nền móng là tổ hợp của nhiều tác động như: trọng lượng công trình, khối lượng đồ nội thất trong nhà, các tải trọng khác như gió, động đất, con người,…
Tải trọng của công trình là yếu tố quan trọng nhất (số tầng & vật liệu xây dựng). Nhà càng nhiều tầng thì tải trọng càng lớn và nhà có kết cấu bê tông cốt thép thì sẽ có tác động lớn hơn so với nhà xây bằng gạch hay nhà làm bằng vật liệu lắp ghép.
Đặc điểm của nền đất xây dựng nhà
Nền đất tại nơi xây dựng công trình có thể là đất cát, đất sét hoặc đất rời. Mỗi loại sẽ có đặc tính khác nhau. Cần thực hiện quá trình khảo sát địa chất để tìm hiểu các đặc điểm của lớp đất nền, mực nước ngầm, loại đất, chiều dày của lớp đất và khả năng chịu tải của nền đất theo độ sâu. Cụ thể:
- Nền đất tốt & công trình dạng nhà cấp 4 tải trọng thấp và yêu cầu độ bền không cao: có thể sử dụng móng gạch xây, đá xây, bê tông đá hộc, móng đơn bê tông cốt thép
- Nền đất trung bình nhà ở dưới 3 lầu có thể sử dụng móng băng nếu nhà có tầng hầm thì sử dụng móng bè
- Đối với nền đất yếu nên sử dụng móng cọc ép 25x25cm tải ép 65 tấn, những nơi mặt bằng thi công rộng sử dụng cọc ly tâm tải ép 80 tấn đến 120 tấn. Cọc khoan nhồi đường kính nhỏ D300, D400 chỉ nên dùng làm giải pháp gia cố cừ vây khi đào hầm không khuyến khích dùng làm móng nhà.
Một số sai lầm thường gặp khi xây móng nhà
Trong quá trình thi công các loại móng nhà sẽ rất dễ mắc phải các sai lầm gây ảnh hưởng đến kết cấu và thẩm mĩ của công trình. Điển hình có thể kể đến như:
- Khảo sát địa chất không kĩ
- Kỹ sư khảo sát thiếu chuyên môn, tính toán không đầy đủ điều kiện địa chất có thể dẫn đến tính toán kết cấu móng sai sót, gây mất an toàn, mất thời gian và lãng phí tiền của.
- Chọn giải pháp móng (Bản vẽ thiết kế móng) cho từng loại nhà chưa phù hợp
- Điều này dễ xảy ra các sự cố về tải trọng, gây dư thừa vật tư không cần thiết hoặc thiếu
- Chọn giải pháp thi công chưa phù hợp hoặc không tuân thủ đúng biện pháp thi công được duyệt
Vì vậy, hãy chọn nhà thầu xây dựng có đủ 3 yếu tố “Tâm-Tín-Tầm” giúp bạn có được ngôi nhà ưng ý nhất. Để chọn được công ty xây dựng có đội thợ có tay nghề tốt, có chuyên môn cao giúp đảm bảo việc thi công đúng bản vẽ, đúng tiến độ thi công và đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ công trình là mong ước của tất cả các gia chủ.
Ưu đãi hấp dẫn may mắn đang chờ đón bạn
Mời Quý khách tham gia chương trình xây nhà trọn gói cực kỳ hấp dẫn
⭐ Tặng giấy phép xây dựng
⭐ Tặng hồ sơ thiết kế nhà
⭐ Tham Gia Ngay “Vòng Quay May Mắn” để nhận quà tặng trị giá đến 20 triệu đồng
Bảo hành & Chính sách chất lượng
Công ty Xây Dựng Nhật Lam tự cung ứng vật tư và tổ chức quản lý kỹ thuật, giám sát chất lượng công trình để đảm bảo chất lượng, tiến độ, tính thẩm mỹ của công trình của Quý Khách tốt nhất.
Chúng tôi cam kết thi công đảm bảo an toàn, thi công sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh chung giảm thiểu tối đa ảnh hường đến môi trường và các hộ xung quanh
Chính sách bảo hành của công ty kiến trúc xây dựng Nhật Lam như sau:
- BẢO HÀNH VỀ KẾT CẤU 05 NĂM
- BẢO HÀNH CHỐNG THẤM 03 NĂM
- BẢO HÀNH VỀ HOÀN THIỆN: 01 NĂM
Chính sách bảo hành hợp đồng xây nhà trọn gói
Công Ty Xây Dựng Nhật Lam cam kết lấy chất lượng, uy tín và sự hài lòng của khách hàng làm mục tiêu hoạt động
Để tư vấn hỗ trợ báo giá xây nhà trọn gói tốt nhất, quý khách vui lòng liên hệ:
Mr Giang 0989 013 033
Ms Hoàng Anh 0987 377 223
Quý khách liên hệ tư vấn trực tiếp vui lòng Bấm xem địa chỉ công ty: 99 Lê Văn Huân (504 Cộng Hòa, rẽ phải đối diện tòa nhà ETOWN)-P13 Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Bài viết liên quan
Nghiệm Thu & Thanh Toán Hợp Đồng Thi Công Xây Dựng
Tầm quan trọng của nghiệm thu hợp đồng xây dựng nhà ở Nghiệm thu hợp đồng xây dựng nhà ở là một bước quan trọng...
Xem chi tiếtCác Loại Hợp Đồng Xây Dựng Nhà Ở Tư Nhân
Hành trình xây dựng nhà ở: Từ khởi điểm đến đích đến, tất cả cần biết về “các loại hợp đồng xây dựng nhà ở...
Xem chi tiếtChọn vật tư hoàn thiện các gói xây nhà chìa khoá trao tay hiệu quả
Để giúp Quý khách chọn vật tư hoàn thiện các gói xây nhà chìa khoá trao tay hiệu quả. Xây Dựng Nhật Lam lựa chọn...
Xem chi tiếtGóc giải đáp: Trong lĩnh vực xây nhà ở dân dụng thì nhà thầu là gì?
Bạn cần tìm nhà thầu xây dựng nhà phố, biệt thự ở thành phố Hồ Chí Minh. Kiến Trúc Nhật Lam xin mời các Bạn...
Xem chi tiếtXây Nhà Cần Chuẩn Bị Những Gì
05 Giải Đáp Cho Câu Hỏi Xây Nhà Cần Chuẩn Bị Những Gì Xây nhà cần chuẩn bị những gì là câu hỏi Quý khách...
Xem chi tiếtCác loại móng nhà cơ bản
Với bài viết "Các loại móng nhà cơ bản và chi phí từng loại móng “ được Kiến Trúc Nhật Lam tổng hợp dưới đây,...
Xem chi tiếtBảng Tiến Độ Thi Công Nhà Dân Dụng-Nhà Phố-Biệt Thự
Tiến độ thi công là 01 trong 03 nội dung chính của quản lý dự án một công trình xây dựng xây dựng: Đó là...
Xem chi tiếtHướng Dẫn Cách Tính Giá Xây Dựng Theo M2
Hướng Dẫn Cách Tính Giá Xây Dựng Theo M2 Bạn có thắc mắc "giá xây nhà bao nhiêu một m2". Xây dựng Nhật Lam xin...
Xem chi tiếtLưu Ý Trước Khi Ký Hợp Đồng Xây Nhà Trọn Gói
03 Lưu ý trước khi ký hợp đồng xây nhà trọn gói điều quan trọng nhất là kiểm tra kỹ lưỡng các điều khoản và...
Xem chi tiếtChọn gạch xây nhà? Gạch xây loại nào tốt?
Chọn gạch xây nhà? Gạch xây loại nào tốt? Có nên xây gạch lỗ? Là những câu hỏi mà Chủ đầu tư quan tâm khi...
Xem chi tiếtKinh nghiệm lựa chọn vật liệu xây nhà
Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu xây nhà Nói bản vẽ thiết kế nhà đẹp là ý tưởng, thì vật liệu đẹp sẽ biến ý...
Xem chi tiếtKinh nghiệm lựa chọn nhà thầu xây dựng
Bạn cần tìm nhà thầu xây dựng nhà phố, biệt thự ở thành phố Hồ Chí Minh. Kiến Trúc Nhật Lam xin mời các Bạn...
Xem chi tiết
BÌNH LUẬN BÀI VIẾT